NÊ HƯỜN CUNG – HÀ ĐÀO THÀNH

0
Download

BĐ : Được chứng kiến lời Thầy, và được nghe những lời Thầy vừa ban giảng, không lầm thì lần này là lần đầu tiên Thầy dùng chữ Nê Hườn Cung, cho đến bây giờ thì Thầy vẫn dạy chúng con ba chữ Hà Đào Thành. Con xin phép đươc hỏi Thầy có sự khác biệt nào giữa Nê Hườn Cung và Hà Đào Thành hay chỉ là một ?

ĐT : Hai chỉ là một thôi vì, trước kia ông Tư cho biết cái Hà Đào Thành là những người mới tu về điển không hiểu thì thấy nó loay hoay loay hoay chung quanh nơi này, nhưng mà nó lại thấy ánh sáng thấy cảnh cho nên Ngài diễn tả đó là Hà Đào Thành nhưng mà vô trong nữa, nó là Nê Hườn Cung cũng là từ đó đi tới đó cũng là một, hòa hợp lại một mà thôi. Trong đó nó đi về Tịnh Giới, Nê Hườn Cung.

BĐ : Thưa thầy, tại sao Đức Ông Tư lại sửa chữ Hà Đào Thành vì tự nhiên con thấy đó là lần đầu tiên trong nguyên từ đạo pháp mà ba chữ Hà Đào Thành được dùng.

ĐT : Thì đó là Ngài đã thực hành và chứng minh thấy nó chạy vòng vòng đây và những tài liệu nó nằm ngay chỗ này, cho nên Ngài đặt ra cái Hà Đào Thành để cho bạn đạo khi mà nhóm lên thấy rõ nó đương chạy, nó chạy vòng vòng. Còn tới Nê Hườn Cung nó lại trụ, nó trụ và luôn luôn nó thăng hoa trong cái thanh giới còn cái kia nó lại khác xa. Cho nên để cho bạn đạo ý thức rõ đây cái Hà Đào thành, tới đó là có khóa đi rồi vô Nê Hườn Cung thanh nhẹ 

BĐ : Dạ thưa Hà có phải là dòng sông ?

ĐT : Bởi vì về điển giới sông Hằng Hà của điển giới tu bởi vì cái trong mình mình là nước mà thủy điển tương giao nó trụ thì nó là cái Hằng Hà chuyển chạy. 

BĐ : Thế còn chữ Đào ?

ĐT : Hà Đào Thành, nó mới kết thành, nó kết thành đào viên, nó kết thành cái này cái nọ,  ngồi đó mà mình thiền mình thấy như là thấy Di Lạc, thấy thấy thấy đủ thứ chuyện đó, trong cái quy tụ kêu bằng Hà Đào Thành.

Share.

Comments are closed.