Huệ tâm, huệ trí là do cái tu và cái mục đích của mình đặt tiến hóa tới đâu thì khi mà đi tới quân bình đó mới mở huệ mà cái huệ tâm đó thì luôn luôn nó vô cùng tận bởi vì cái tâm thuộc về điển nhưng mà người phàm là dùng cái tâm phàm và khi nó được hút lên trên rồi mà thấy chuyện này chuyện kia chuyện nọ họ cho là huệ, phải hông? Còn sự thật về chơn điển, Tâm là hòa hợp với càn khôn vủ trụ mới là thấy chơn tâm.
Đó, còn cái huệ trí cũng là mục đích tiến hóa của nó, khi mà nó muốn đặt vấn đề tôi tu về Phật thì cái trí nó càng ngày càng mở, càng mở và càng hồi nào giờ nó không biết đọc kinh Phật, không biết sách Phật, nhưng mà nó hiểu Phật nhiều lắm, nó được mở huệ trí, để vạch con đường đi, thì mỗi huệ trong bản thể của mình tu về vô vi, ngũ tạng đều có huệ mà thông ngũ tạng, thông ngũ huệ, ngũ kinh rồi, nó mới ngũ sắc ngũ quang, huyền sắc huyền quang lúc đó kêu bằng khai huệ ngũ tạng. Rồi từ tạng một, phải hiểu cái tổ chức của bên trong đó.
Cho nên nó mở huệ thì nó phải học qua cái khóa siêu lắm, à, mở huệ tâm hiểu cái đó, học một cái khóa siêu, hiểu siêu biết ngũ tạng của mình và để sắp đặt cái Xá Vệ Quốc, là nó như vậy đó, đừng có lo là không mở huệ, lo là mình lười biếng tu thôi chứ tôi thấy rõ rằng mở huệ, tự nhiên mình hiểu liền, là nó mới mở huệ là do sự cố gắng, tự nhiên tới lúc đó mình thấy tôi nói chuyện như vậy tôi đang can sự sân si của tôi mới thấy là cái giá trị của sân si của người thế gian, nếu không có sự sân si thì không có tiến triển tới cái mức như thế này, nhờ đó nó mới đến đây, đến đây là gì? Để đưa, giải tiến phải có sân si, cho nên cái sân si nó khai huệ, không có sân si không khai huệ, mà sân si hướng thượng là khai huệ mà sân si hướng hạ là tối tăm. Mình tu mình hướng thượng mình mới thấy rằng tham sân si hỉ nộ ái ố dục đều hữu ích, mà đó là chân lý, đó là bài học thích đáng của bạn, phải học, mọi nguời phải qua cái khóa đó, không có từ chối được. Hướng thượng thì mới có giá trị mà hướng hạ là tối tăm. Chứ mình tu về vô vi cũng tham sân si mà hướng thượng. Khi mà mở huệ rồi thì càng hỏi càng minh càng mở càng tiến càng thông, à, cái huệ nhãn của mình cũng vậy, bây giờ mình thấy cảnh tiên nhà Phật thấy này kia kia nọ thì một ngày kia mình thấy chủ quan của mọi sự việc, cái huệ cũng vậy, cái huệ nó cũng phát triển vô cùng tận.
Cho nên cái người tu về Vô Vi cố gắng thực hành rồi thấy mình không đủ thì giờ học, không làm biếng được. Như hồi nảy giờ tôi với cụ đang học cái bài đó, mình thấy mình hứng thú lắm, muốn học, muốn học thiệt nhiều, muốn khai thác nó thiệt nhiều để hiểu tới vô cùng tận, cụ thấy hông? Cho nên cái huệ nó mở thì động tới đâu thì tự động nó khai, nó khai thông, cho nên không phải nói duy nhất gặp tôi mới có nhưng mà cụ tu về Vô Vi thì cụ tự nhiên cụ thầm hỏi rồi nó cũng ra, nếu còn cụ cần. Vô Vi khi cần là có còn không cần là không có, có thể nói một câu như vậy. Thăng hoa rồi đi lên trong sáng suốt, đi lên mà cởi mở vui trong sự vui vô tận, lên mãi mãi lên hoài kêu bằng thăng hoa, bởi vì thâm sân si mà được hướng thượng đó là huệ rồi còn tham sân si hỉ nộ ái ố dục là mình đưa xuống là kẹt rồi, đâu có huệ nữa, thấy hông? Là động! Mà hướng thượng đó là tịnh mà mình học trong cái bài tham sân si hỉ nộ ái ố dục để về nguồn cội, chứ không phải bỏ được! Phải hướng thượng nó mới về nguồn cội được bởi vì nguyên lý đi chuyến tàu đó xuống thì phải đi chuyến tàu đó về nó mới đúng. Hướng thượng thì nó khác, hướng hạ nó khác, cho nên chỉ dựa vào điển mới thấy rõ, khi mà điển đó cụ nhớ được tất cả đều thăng hoa thì cụ lấy sự thăng hoa để đo lường chơn giả, còn cái phần mà bàn môn nó chỉ giới hạn tới đó thôi mà còn hỏi nữa họ làm nữa hay hiểu nữa, không có nữa. Còn cái đằng này là nó phải đi mãi mãi mà hỏi hoài có hoài, không có bị kẹt, còn bàn môn nó kẹt thì nó phải dung uy thế, uy thế là thuộc về vỏ rồi. Uy thế nghĩa là hỏi nữa là phạm thượng, cái câu đó không xài được, cái đó là bàn môn, lấy vải thưa che mắt thánh, chặn mức tiến của người ta, đó là thuộc về bàn môn còn chơn pháp không có, mở cửa để cho mọi người tiến hóa, rất dễ hiểu, cụ đã dùng chữ Thăng Hoa thì lấy cái thăng hoa đo lường chơn tà.