BĐ : Thầy nói rất đúng bởi vì chúng tôi cũng đã nghe được nhiều cái cuốn băng chưa được Thầy nào mà trực tiếp mà hoan hỉ mà giảng dạy, nhưng chúng tôi đã nghe rất nhiều băng, có cuốn băng thì Thầy nói về vấn đề thiền, thiền định, pháp môn thiền định đó. Cũng có người thì nói là pháp môn tức là gọi là quán âm. Chúng tôi cũng có nghe cái cuốn băng đó để mà phối hợp lại để mà theo các cuốn băng để mà tu. Như hiện tại bây giờ là tôi đang theo cái pháp môn là cũng tu thiền định, làm sao mà phải định được cái tâm. Mà chính đến bây giờ cái tâm cũng chưa định, như là Thầy vừa nói.
ĐT : Không giải làm sao tâm nó định. Con mắt mình đã rước nghiệp vô nhiều, con mắt, lỗ tai mình đã rước nghiệp vô nhiều, cái tâm mình đã nghĩ sai quá nhiều, nó thành ra một cái nghiệp mà bây giờ mình làm sao giải. Ở đây có cái phương pháp niệm Phật cho nó quân bình tự nó giải lần lần lần lần. Mình đã thâu nhiều ngày nhiều giờ mình phải giải lần lần, không có cái phép nào làm giải liền được.
Rồi nói cái pháp quán âm ! Hai chữ Quán Âm mình phải hiểu : sáng mới thấy cái tối. Đó, anh niệm Phật cho nó quân bình thì hai luồng điển âm dương của anh nó quân bình, nó mới bừng sáng ra anh mới thấy cái tánh hư tật xấu của anh, sửa, ăn năn, sám hối, anh mới bằng lòng nhớ quê hương xứ Phật, anh mới được về đó ở, là Niết Bàn thanh nhẹ. Anh dứt khoát không thay đổi, đó là cái pháp Quán Âm. Chứ không phải nói cái pháp Quán Âm là hay, sư phụ độ tôi là được, không phải, sư phụ phải giải rõ ràng tại sao quán được ? Có ánh sáng mới thấy được thì phải dụng pháp làm cho thất tình la võng, tất cả thần kinh đều thông cảm, cởi mở liên hệ với Trời Phật. Sự sống của chúng ta là liên hệ với Trời Phật. Anh ăn những gì sống mà, cơm gạo mặt đất ngày tháng, Mặt Trăng, Mặt Trời chiếu anh, có không ? Cơ thể anh đứng đây toàn là điện năng mà không chịu sử dụng hướng thượng để khai giới điển lên trên và thừa tiếp cấy thêm một cái phúc điền thanh nhẹ hơn nữa thì làm sao biết được Phật mà nói Phật lý.
DownloadBĐ : Bạch Thầy trong một cái cuộn băng Thầy có nói rằng luồng điển Đức Quan Thế Âm là luồng điển đi xuống, luồng điển Đức Di Lạc luồng điển đi lên. Con không hiểu là thế nào, kính xin Thấy giải rõ.
ĐT : Luồng điển của Quan Thế Âm là từ điển ban ơn thương yêu vô cùng, không nỡ giết một con kiến, luồng điển của Đức Mẹ. Ngài lấy cái lòng từ bi để quán độ chúng sanh, từ ác cải thiện, từ hung hóa hiền. Đó là cái pháp vô cùng chấn động cả ba cõi, Quán Thế Âm, đi xuống để độ. Hạnh hy sinh và đại nguyện của Ngài là đi xuống tận độ chúng sanh ! Chứ không phải đi lên bỏ tất cả còn chúng ta ở đây là đang tập tành đi lên để bỏ tánh hư tật xấu chứ không phải bỏ tất cả nha, đừng nghe lộn đó. Bỏ tánh hư tật xấu, đang đi lên mà bỏ tánh hư tật xấu và trở nên một thiện nhân. Đêm nào chúng ta cũng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm danh Ngài và muốn quán xuyến như Ngài vì Ngài ở trong thức bình đẳng xây dựng, xây dựng tất cả chúng sanh muốn tiến hóa, lúc nào cũng sẵn sàng thường độ, mà Ngài có một cái không thể cứu được, bất cứ một người nào còn chấp hay là mê Ngài không cứu được ! Người nào hết mê hết chấp Ngài mới đem về chứ Ngài không có kêu bằng ép buộc, chỉ từ quang thông độ thôi. Luôn luôn luôn luôn quán xuyến độ tha, không có từ bỏ một ai. Cho nên cả thế giới ai cũng nghĩ tới Quan Thế Âm, nghĩ tới Đức Mẹ, đó là luồng điển đi xuống tân độ ba cõi, địa ngục vẫn xuống chứ hổng phải làm tới Quan Âm là lớn không phải xuống địa ngục, xuống, xuống cứu tất cả mọi người. Còn chúng ta bỏ tánh hư tật xấu để làm gì ? Để làm cái hạnh đó, tương lai chúng ta phải xuống địa ngục cứu người. Chứ học đạo để làm gì ? Học đạo để hưởng à, để hưởng vậy ta học làm chi ! Để độ, để cứu nhiều người đang trầm luân trong bể khổ này. Cái hạnh hy sinh và cái đại nguyện đó chúng ta phải có trong nội tâm. Cho nên các bạn thấy hông từ mấy chục năm nay tôi nói đạo, nói một triệu lần tôi cũng nói rồi tôi mong người đó tự thức và tự đi là đỡ cho biết bao nhiêu người đau khổ, trong tinh thần cứu khổ ban vui. Tôi không có nại hà, không có nghi ngại và không có sợ chết vì chân lý là chân lý đem cho mọi người để họ biết của cải của họ và họ khai thác ra để họ tự hưởng, tự kiếm, chứ họ hổng có xin ai đâu ! Nếu tôi dạy họ đi xin tiền là làm phiền người khác, không ! Dạy họ tự thức để buông bỏ cái tánh hư tật xấu tham của ham tiền làm càn rồi bị đọa. Tôi không muốn mọi người bị đọa tôi muốn mọi người tự cải sửa để tiến hóa mà thôi.