Hành giả có thể xem video minh họa
Trong sáu tháng đầu, trước khi hành thiền tất cả các pháp theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, hành giả cần phải hành đúng và đều đặn mỗi ngày các pháp sau đây.
A – Thân Pháp
- Nguyện
- Soi Hồn
- Xả thiền
- Pháp Luân Chiếu Minh
I- Thân Pháp
CÁCH NGỒI
Ngồi phải luôn luôn giữ lưng thằng, nên cần phải may một cái gối ngồi thiền, dồn bằng vải vụng cho cứng. Hành giả cũng có thể mua gối ngồi thiền hình tròn hay lưỡi liềm dồn bằng vỏ mạch ba gốc (lúa mạch đen).
Ngồi trên một cái gối đặt trên thảm hoặc mền.
Hành giả có thể chọn một trong những cách ngồi thoải mái thích hợp với mình.
1. Ngồi bán già:
Chân trái trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải dưới đùi chân trái. Hoặc ngược lại.
2. Ngồi xếp bằng:
Hai chân xếp tự nhiên, nếu không có thể xếp chân theo bán già
3. Ngồi kiết già:
Chân phải trên đùi trái và chân trái trên đùi phải.
4. Ngồi trên ghế :
Hành giả không có thể ngồi xếp chân có thể ngồi trên ghế.
Ngồi thẳng không dựa lưng vào thành ghế. Hai bàn chân sát với nhau. Hai gót chân chạm với nhau. Nên mang dép hoặc chân để trên tấm thảm để tránh chân chạm mặt đất.
CÁC ĐỘNG TÁC CĂN BẢN
Ngồi xoay mặt về hướng Nam (xem theo địa bàn).
Khi luyện tập, lúc nào cũng giữ nguyên những động tác sau đây:
Co chót lưỡi lên nhè nhẹ chạm nướu chân răng hàm trên.
Răng kề răng, ngậm miệng lại.
Ðầu giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu để đầu và xương sống thẳng một đường, lưng thẳng, hai tay kèm theo hông. Hai lòng bàn tay úp lại để trên đùi.
Mắt nhắm trong ý nhìn thẳng từ trung tâm chân mày ra tới phía trước (chớ không phải châu hai con mắt nhìn giữa.)
1-NGUYỆN
- 2 Bàn tay chấp lại để trước ngực
- Định tâm cho phẳng lặng, tập trung trí ý trên đỉnh đầu
- Rồi dùng ý thầm niệm các câu sau đây
Nam Mô A Di Đà Phật (ý niệm câu này 3 lần)
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc chứng minh đệ tử (tên họ của mình) tu hành đắc đạo (ý niệm câu này 2 lần)
Con nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình
- 2 tay vẫn chấp trước ngực và xá 3 cái, đầu và lưng vẫn giữ thẳng, không cúi lạy
2-PHÁP SOI HỒN
- Từ từ đưa 2 cánh tay lên ngang vai
- Dùng đầu 2 ngón tay cái bịt kín 2 lỗ tai (không làm quá mạnh)
- Dùng đầu 2 ngón tay giữa chặn nhẹ lên vành khóp xương khóe mắt
- Dùng đầu 2 ngón tay trỏ chặn nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang
- Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay
- Co lưỡi chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm
- Mắt nhấm nhìn ngay trung tâm chơn mày thẳng tới trước
- Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu
- Hơi thở bình thường
- Ngồi thẳng lưng
Pháp này có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày sau phần nguyện, tối đa 3 lần (sáng, trưa, tối).
Thời gian tập ít nhứt là 5 phút, nhiều nhứt là 15 phút.
Tập cho thần kinh khối óc được ổn định.
3-XẢ THIỀN
- 2 tay từ từ đưa lên trên đầu, 2 lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu, để hồi điển trở lại bản thể
- Vuốt vòng từ đầu xuống theo vành tai, vuốt trái tai xuống
- Vuốt mặt như vậy 3 lần
- Chà xát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần
- Chà xát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần
- Chà xát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần
4-PHÁP LUÂN CHIẾU MINH
- Tập thở Pháp Luân Chiếu Minh để thanh lọc và điều hòa bộ ruột
- Hành giả nên tập thở Pháp Luân Chiếu Minh khi bụng trống, cách 2 hay 3 giờ sau buổi ăn.
- Nằm ngửa trên giường, đầu thẳng, lưỡi co lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, duỗi thẳng tay chân và hoàn toàn thả lỏng. Tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình.
- Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.
- Hít hơi vào và thở ra bằng mũi
- Bắt đầu tập, thở ra cho hết hơi, từ từ xẹp sát bụng xuống.
- Tiếp tục từ từ hít hơi vào, cùng lúc phình bụng ra. Đến khi hết hít vô được, thì thở ra cho hết hơi, xẹp sát bụng xuống: thầm đếm 1.
- Tiếp tục hít vô, phình bụng lên và thở hơi ra, xẹp bụng xuống, thầm đếm 2. Không được nín thở mà phải thở cho tròn.
- Liên tục hít vào phình bụng lên, và thở ra xẹp sát bụng xuống, thầm đếm 3, rồi tiếp tục đến 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 đến 12 vòng. Sau vòng thứ 12, thì tạm nghỉ vài giây.
- Bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 11 hơi. Sau chu kỳ thứ 11, thì cũng tạm nghỉ vài giây, rồi mới bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 10. Rối tiếp tục từ 1 đến 9; từ 1 đến 8; từ 1 đến 7; từ 1 đến 6; từ 1 đến 5; từ 1 đến 4; từ 1 đến 3; từ 1 đến 2; rồi 1 vòng hơi. Sau mỗi một chu kỳ, đều tạm nghỉ vài giây. Tổng cộng tất cả là 78 vòng hơi thở.
- Hơi thở phải từ từ, nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá thì dễ ngủ quên. Pháp này có thể tập bất cứ lúc nào bụng trống, hoặc cách hai hay ba giờ sau bữa ăn. Tập sau khi làm pháp Soi Hồn hay tập riêng thêm trong ngày cũng được.
B- Tâm Pháp
- Niệm Phật trên 6 luân xa
NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (6 tháng đầu)
Pháp Niệm Phật giúp gia tăng chấn động lực của thần kinh bộ óc, ổn định tinh thần, quân bình tâm thức.
Có thể thực hành bất cứ lúc nào, nhiều lần trong ngày cũng được. Bắt đầu hành 5 phút, rồi với thời gian từ từ tăng lên. Tăng lên rồi cố gắng giữ thời gian đó đừng cho tuột xuống.
Ngồi nhắm mắt, đầu giữ thẳng, rút cằm vô, co lưỡi lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, hai tay để trên đùi. Định tâm cho phẳng lặng, dùng ý thầm niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên sáu luân xa.
Nam. Khi ý thầm niệm chữ Nam, chú ý tập trung ngay trung tâm hai chân mày.
Mô. Khi ý thầm niệm chữ Mô, chú ý tập trung ngay trung tâm bộ đầu.
A. Khi ý thầm niệm chữ A, chú ý tập trung ngay trung tâm hai trái thận.
Di. Khi ý thầm niệm chữ Di, chú ý tập trung ngay trước giữa ngực.
Đà. Khi ý thầm niệm chữ Đà, như là ánh sáng phát ra xung quanh bản thể, tất cả lỗ chân lông phát quang trong thanh tịnh.
Phật. Khi ý thầm niệm chữ Phật, chú ý tập trung ngay về nơi rún.
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật là để cho chấn động lực chuyển chạy toàn thân giúp khai thông ngũ tạng, ngũ kinh và giúp khai mở phần điển tâm trên bộ đầu.
NGUYÊN LÝ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam là lửa. Mô là không khí. A là nước. Di là phát triển. Đà là màu sắc. Phật là linh cảm.
Nam thật phương Nam lửa Bính Đinh, phát điển ra ngay trung tâm hai chân mày. Nơi đó hai luồng điển chấu lại phát hỏa sáng ra.
Mô chỉ rõ vật vô hình. Khi chúng ta nhắm mắt thấy được cảnh ở bề trên.
A Nhâm Quý gồm thâu nơi thận. Là thủy điển tương giao nơi thận thủy, khi cái thận bất ổn ngủ không được, mà thủy điển tương giao là khỏe mạnh ngủ yên.
Di giữ bền 3 báu linh tinh khí thần. Tinh khí thần trụ hóa đi lên thì con người nó ổn định.
Đà ấy sắc vàng bao trùm khắp cả. Chúng ta thanh tịnh rồi từ quang phát triển ra châu thân, bảo vệ châu thân, ánh vàng bao trùm khắp cả.
Phật hay thân tịnh ở nơi mình. Biết chuyện mình để sửa tiến, ăn năn hối cải, sám hối tiến hóa thì con người mới được thanh nhẹ.
Chúc các bạn thành công và vui tiến