BĐ. Các pháp như Kiểm Thảo Đời Đạo, Trưởng Dưỡng Hưỡng Khí, tưởng niệm Đức Phật, Mật Niệm Bát Chánh là 3 Pháp do Ông Tư hay Ông Tám đặt ra.
ĐT. Cái đó là do Ông Tư, bởi vì người đã hành đã đạt nói lại như vậy và chúng ta hành chúng ta cũng thấy có kết quả không khác gì Ông Tư đã và đang hành.
DownloadBĐ. Kính thưa Thầy con thiền bấy lâu nay mà con thấy con không có cải sửa được, con nghĩ là chắc con thiếu cái phần kiểm điểm trong ngày, con thấy trong phương pháp công phu có dạy cái phần kiểm điểm. Xin Thầy chỉ dạy thêm cho chúng con về cách kiểm điểm.
ĐT. Mình kiểm điểm, nhưng mà bây giờ tôi cho tắt là đi mau, kêu Niệm Phật là kiểm điểm. Cả ngày mình rảnh, có thì giờ nào rảnh Niệm Phật, nó gom ý mới kiểm điểm được. Còn cái này ý nó phân tán kiểm điểm không được. Đời – Đạo mình kiểm soát bữa nay mình có giận ai không? Có hờn ai không? Thì khi mà Niệm Nam Mô A Di Đà Phật nó gom rồi á, thì cái ý mình tưởng thì mình biết rồi, nó chiếu ra liền. Bữa nay mình ghét thằng cha đó tức quá, nó nói câu nặng mình tức quá, nó tức á nó làm mình mất quân bình, rồi tối mình ngồi không có yên mà nó cứ hiện ra cái hình đó hoài, thấy hông? À, khi mà con giận ai nó hiện cái đó ra hoài, nhiều khi thiền cả đêm cũng giải quyết không được nữa, thì chỉ có Niệm Phật mới giải quyết được.
Cái thức hoà đồng nó mở rồi, mình thấy người đó là mình có gì mà đáng giận, thấy hông? Chị đó là tôi có gì đáng ghét, thấy hông? Tất cả đều là tôi có gì mà buồn, thì tự nhiên nó mở liền. Mà nhờ cái Nam Mô A Di Đà Phật mới kiểm điểm, cho nên bây giờ cấp tốc cho nhắc lại một lần nữa là “Kinh A Di Đà” có phân tích tất cả những gì có trong cơ tạng, thấy chưa? Rồi tới cái Nguyên Ý của Nam Mô A Di Đà Phật, và chỉ chờ hành giả thực hành để khai mở cơ cấu đó. Thì không mở ra làm sao biết kiểm điểm, mà không thấy cái ly, thấy cái ly dơ đâu mà kiểm điểm, phải thấy cái ly mới kiểm điểm chứ, thấy cái Micro mới sử dụng, con thấy hông?
Cho nên phải dụng cái Nguyên Ý Nam Mô A Di Đà Phật, rảnh nhớ Niệm Phật cho nhiều. Cứ thực hành trong 6 tháng đều đặn như vậy con thấy nó khác rồi êm lắm.
Cái gì tôi nói là tôi đã thực hành chứ còn phải là tôi chỉ người ta mà tôi không làm, tôi đã thực hành, tôi thực hành niệm tui Nam Mô A Di Đà Phật cho đến nỗi mà nó nhóm nhóm nhóm nhóm nhóm nhóm nhóm chỗ này, rồi bà Tám đi ngang gõ cái đầu cái “cốc”, bả kéo lỗ tai, tôi cũng niệm vậy, cứ niệm hoài tức quá mà cái tâm mình sao nó loạn quá, cứ niệm niệm niệm niệm niệm cho nó quy nhứt.
DownloadBĐ. Khi con làm một việc gì mà lương tâm cắn rứt lập tức mất quân bình, điển không rút nữa. Ngưng mau hay lâu tuỳ theo phạm lỗi nặng hay nhẹ, phải chăng sự xuất hiện của điển rút liên quan mật thiết với sự trì giới hạnh?
ĐT. Cái điển đó là cái trục, cái đường lối kiểm soát hành động của người tu Vô Vi, mất điển là chính mình thấy, mình làm sai tối nay mình Soi Hồn thấy sáng mà tối mai mình không sáng, ngày nay mình đã làm việc sai, nghĩ sai, hành sai hả? Lười biếng cũng vậy, cái ánh sáng đó là để tự kiểm soát mình, tối nay mình được sáng tối mai phải tiếp tục sáng hơn, tối mai mà không sáng đó là ngày hôm nay mình làm sai rồi, mình tự kiểm thảo tìm ăn năn hối cải. Cho nên đây buổi sớm mai phải đứng ra “Trưởng Dưỡng Dưỡng Khí” ngay giữa Trời mình hít một lượt vô, rồi hít 3 lần như vậy, rồi mình cảm thông cái chuyện mà mình làm mình nhớ lại những cái chuyện làm hôm qua nó sai hay sớm mơi này nó sai chỗ nào? Mình ăn năn sám hối thì bữa sau mới khôi phục lại ánh sáng và mình sẽ được cơ hội thiền nhiều hơn.
DownloadBĐ. Thưa Thầy chúng con xin hỏi Thầy một câu hỏi chót là về cái “Trưởng Dưỡng Thanh Khí” như thế nào? phải làm từ lúc nào? Đúng đắn là phải làm như thế nào?
ĐT. Lúc sáng mình, ở đây thì khoảng 5 đến 6 giờ sáng mình đứng ngoài trước cửa thôi, mình sống với tự nhiên mà thì cái ý mình tưởng đem cái hơi thở. Đó là đối với những người có rút, điển rút bộ đầu, hít bằng trung tim bộ đầu với lỗ mũi 2 cái một lượt. Cái ý hít một cái xuống mát hết tất cả ngũ tạng, mà 3 lần như vậy, hít vô dùng cái này hít và cái này, 2 cái hít một lượt.
BĐ. 3 lần là đủ rồi ạ?
ĐT. 3 lần đủ rồi, cứ tập thét tập thét nó khỏe lắm nó mát trong mình.
BĐ.Thưa Thầy trong sách có chỉ rằng là trước khi mà mình hít như vậy thì phải nhìn lên Trời?
ĐT. Nhìn lên Trời, mình đem cái thanh khí mình hít cái thanh khí, lấy cái đầu hít cái thanh khí.
BĐ. Lấy mắt nhìn lên Trời?
ĐT. Lấy mắt nhìn Trời rồi mình đứng ngay hít xuống một lượt.
BĐ. Lúc hít có nhắm mắt không thưa Thầy?
ĐT. Thì cái ý, mình đạt rồi mình cứ nhắm mắt luôn, hít luôn một hơi một. Nhắm hổng nhắm cũng được nhưng mà mình nhớ chỗ này chỗ này với chỗ này hít vô một lượt.
BĐ. Trong sách có nói đến Kiểm Thảo Đời Đạo trước khi làm Trưởng Dưỡng Thanh Khí, như vậy có cần thiết lắm không thưa Thầy?
ĐT. Cũng cần lắm mình tưởng nhớ lại hồi hôm mình này có làm gì sái quấy hông, tự mình phải ăn năn. Nhưng mà giờ có cái Nam Mô A Di Đà Phật, niệm liên tu Nam Mô A Di Đà Phật là nó nó nó tập trung lại, rồi nó gom thành một cái thức hoà đồng nó mau hơn, còn cái kia ý nghĩ trong lý luận thôi, còn cái Nam Mô A Di Đà Phật nó khác hơn. Trước khi mình ra đó mình đứng mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật một hồi rồi mình hít, là mình biết thế nào ngày nay tôi cũng có tội chứ không phải không có tội, con người phàm mà làm sao lại không có tội, thấy hông? Nhiều khi tôi nhìn người đó tôi ghét người đó, tôi nhìn người đó tôi muốn người đó cũng là cái tội rồi, cái tội là cái chấn động của ngoại cảnh đem vô trong nội tâm kêu bằng cái sự tối tăm.
BĐ. Thưa Thầy lúc mà làm Trưởng Dưỡng Thanh Khí như vậy đội nón có được không?
ĐT. Được đâu có sao nếu mà mùa Đông mình đội nón, còn mùa Hè, mùa Thu đâu cần gì. Chút xíu mà hổng có mấy giây, hít có 3 cái dễ ợt.
BĐ. Kính thưa Thầy cái sự hữu ích của Trưởng Dưỡng Thanh Khí là như thế nào?
ĐT. Là để ý thức rõ cái điểm Trung Tim Bộ Đầu thâu phóng rõ rệt, mà đến lúc mà chúng ta chuyển tới cái hơi thở của Hiệp Tích rồi á chúng ta không cần nghĩ tới lỗ mũi. Nhưng mà chỗ này nó vẫn nhìn, trong cơn hoạn nạn mà đến Bom Nguyên Tử những cái gì cái gì khó khăn ta không có thể hít thở được nữa, chỉ dùng đó thôi để qua cái cơn nguy hiểm, cái đó nó hữu ích lắm, nó liên hệ với Hiệp Tích mà ở đằng sau này.