« Tứ thông bát đạt thông kinh kệ
Minh lý điển quang xét trở về
Tịch mịnh thâm tình tâm tự giác
Nguyên căn pháp lý tiến tương kề »
– Tứ thông bát đạt: Đông, Nam, Tây, Bắc bộ đầu của chúng ta đều chuyển hóa, luồng thanh điển hòa cảm bên trên, thì cái thần kinh nẻo hóc bên trong hóa giải, chúng ta minh bạch những lời của kinh kệ đã lưu truyền từ bao nhiêu năm qua. Cũng do khối óc nhẹ nhàng mới tác ra những cái câu nguyên điển lưu lại cho hậu sanh.
– Minh lý điển quang xét trở về: lúc đó chúng ta được nhẹ nhàng, bộ đầu được nhẹ nhàng, thì minh lý biết cái tròn méo thế nào? Sáng tối thế nào? Điển quang xét trở về lúc đó chúng ta mới hồi quang phản chiếu rọi về chơn tâm Tiểu Thiên Địa này, hiểu cái nguyên căn của chúng ta.
– Tịch mịch thâm tình tâm tự giác: lúc đó trong cái thầm lặng, êm dịu của cái nội tâm chúng ta, tự hiểu lấy do cái công năng công phu không có thể tỏa cho người khác biết được.
– Nguyên căn pháp lý tiến tương kề: chúng ta thực hành cái pháp lý này thì chúng ta sẽ đạt tới cái tứ thông bát đạt ở bên trên. Pháp lý này thực hành rồi thì nó đi cái đường mòn của những vị tác giả đã hành thông tứ đại, cũng như Phật lưu lại thế sanh. Nếu mà chúng ta hổng thực hành cái pháp lý, thì cái phần điển nó hổng mở ngay trung ương bộ đầu, xem kinh kệ cũng như là sống trong cái ỷ lại mà thôi. Còn bây giờ chúng ta mở bộ đầu rồi ta xem kinh kệ nó minh lý, hóa giải cái sự sáng suốt cho chúng ta để chúng ta hiểu cái nguyên căn và hiểu cái sự thành công của Đức Phật đã hành từ thế gian đến thiên đàng.
« Tu theo chơn lý về quê
Tu theo thế sự sa mê cõi trần »
Chúng ta tu chúng ta sửa theo cái chân lý, theo cái phần điển quang bất di bất dịch sáng suốt mãi mãi, ta mới trở về cái quê xưa chốn cũ được. Còn tu theo thế sự sa mê cõi trần, giờ các bạn thử, chúng ta dành thì giờ nói về điển quang sáng suốt, nói về sự thanh cao của Vũ Trụ, nói về cái không động của Trời Đất thì chúng ta thấy chúng ta trở về với thực trạng thâm tâm cởi mở của ta. Mà chúng ta tu theo thế sự thời cuộc chúng ta bị sa mê cõi trần, trù tính, hơn thua, lấy cái khôn để tránh cái nghiệp, sửa cái này, sửa cái kia, cho cái nọ nó càng động loạn thêm, nó làm cho chúng ta còn sa mê tưởng là chúng ta hay, chúng ta giỏi, sai lầm.
Mà chúng ta tu về pháp lý chúng ta tiến, ngày nào cũng tiến, mà ngày nào cũng học, ngày nào cũng như mới học, chúng ta không có bị cái cảnh sa mê. Không cho đó là đúng, chính ta cũng không đúng, ta mới sửa mới tiến, mới diệt được cái chấp, mới thanh thản được, còn nếu mà chúng ta cho là chúng ta tu tới ngày nay hay rồi thì không bao giờ chúng ta tiến. Tu theo pháp lý thì phải vậy.
«Tu theo thế sự sa mê cõi trần
Nguyên căn mỗi phước mỗi phần
Trần gian tạm cảnh ta lầm sửa sai”
Đó, mỗi phước mỗi phần, ở thế gian nó vậy nguyên căn nó mỗi phước mỗi phần, tôi nói chung chạ nhân loại vậy mà rốt cuộc mỗi người, ông đến rồi ông đi, mà bà đến là bà đi. Mỗi người một cái phần phước khác nhau chớ không có chung, còn tùy cái điển cơ nó cũng khác nhau.
Trần gian tạm cảnh ta lầm sửa sai: ai cũng sống trong sự kích động và phản động để tự sửa mình và cầu tiến. Thâm tâm chấp nhận sự sai lầm, từ bỏ sự sai lầm để tiến tới cái sự sáng suốt, nhiên hậu mới thực thi cái đường lối tốt để ảnh hưởng người khác. Cho nên những người tu pháp lý này không có giờ giấc nào mà các bạn không sửa bạn hết. Phải sửa, phải hành, lúc hành là lúc sửa, sửa cái thần kinh nẻo hóc.
Cho nên những người tu vô vi nó không có tiền có bạc nhưng mà mặt mày nó tươi. Người nào mà thực hành đúng mặt mày nó tươi vui hà! Không có gì bận rộn ! Còn tu mà mặt mày càng ngày càng xám xạm, cái đó là không được, cứ thờ ma quỷ, cái đó không có đúng, còn phát triển tâm linh là chỉ có sáng, mặt mày sáng tươi, hổng có xám xạm, mặt mày xám xạm đó là cái tâm hướng về phù hộ ma quỷ, không có thực chất. Thực chất của chính mình không phải vậy, khứ trược lưu thanh nó chỉ có sáng thôi, khứ trược lưu thanh không còn sự âm u ngay trong mặt của chúng ta. Cho nên mọi người tu, cố gắng tu để kiểm soát, ngày nay có cái kiếng vô vi, chúng ta tu thiền đứng đắn, sáng dậy nhìn vào kiếng thấy mặt chúng ta tươi rõ ràng, khác hơn người thường ở chỗ đó!
Chúng ta sanh ra một nguyên khí để sanh tồn và chúng ta biết giữ được nguyên khí hòa hợp với thanh quang ở bên trên thì nguyên khí chúng ta càng ngày càng tốt, càng dồi dào, cái mặt nó mới có linh khí. Người tu thiền đứng đắng mặt có linh khí. Có linh khí thì tạo được hòa khí cho gia cang, gia cang có hòa khí thì tài vượng, chứ có gì đâu! Cần gì phải đi cầu sâm, cây sâm nào cũng tứ thông bát đạt, muốn nói chuyện nào, nó nói cũng được hết đó, chứ kỳ thật mình cũng tứ thông bát đạt, hít thở cũng tứ thông bát đạt, mà chúng ta làm đứng đắn là mặt mày tươi tốt, tâm không nghĩ bậy, tạo hòa khí cho gia cang thì lúc đó mới phát triển, gia đình mới phát triển, công ăn việc làm không có khó khăn, mà còn nhịn nhục càng ngày càng gia tăng. Vượt khỏi sức sân si thì tự nhiên nó nhịn nhục vì nó biết nó không cãi chứ không phải nó ngu. Cãi không lợi nó không làm, không hơn ai hết đó, nó chỉ lo sửa là đúng rồi, ai cũng hơn mình, ai cũng là sư phụ mình, ai cũng giỏi hơn mình, mình chỉ lo tu thôi, thì nó tiến.
Tứ thông bát đạt và cửu dương quan
Nhiều người nghĩ là uống nước là tu, không phải đâu ! Uống nước là thanh lọc cơ thể bởi vì mình ăn trược mình phải lấy nước mình lọc nó chứ, trược thế gian chứ. Mình biết lo cho bản thân mình, hễ tu là tu dũng chí cái điển, trí và ý, cái ý mình không có động loạn được, làm sao đạt tới thanh tịnh mới cởi mở mới tứ thông bát đạt được. Cứ tu đi, tu ngày tu đêm chết bỏ đi, nhờ cái gia đình anh nó phản đối quá chừng nó chửi mình, nhờ nó, mình tu nhiều mình mới thức tâm. Càng lên được cấp thì càng nhiều ma quỷ phá, nó chuyển người đời tới phá mình, nói xấu đủ thứ mình phải chịu, phải chấp nhận, cái đó là cái ơn chứ không phải cái họa. Ngày mai họ có giết đi cũng là cái đại ơn, siêu thoát, đâu có gì phải lo ! Con bò nó còn phải, nó cày ứ hơi rồi nó còn phải bị làm thịt nó mới được trở lại con người, thấy hông ? Cứ mỗi một ngày mình tu mình cũng đã qua những cái kiếp đó rồi, bây giờ tu đi lên, sự thử thách còn dữ tợn hơn ở thế gian, tới cửu dương quan đó là lửa nó đốt thiêu. Bước vô đó là thiêu không còn gì nữa, tưởng là chết hết rồi, ra được rồi là hồi sinh lại. Đi lên là phải qua cái lửa đốt, cửu dương là chín lần dương điển đốt chứ không có thì tiêu, tiêu liền tại chỗ. Thì bây giờ phải tu ở dưới này mới có trình độ. Ta nói đó là nói về những người cao ở bên trên đó, những người ở thế gian không lên được đâu. Có nhiều người tu 300 năm chưa biết được cái chỗ đó, vô tới đó là thử thách, nhà mình cũng như cái lò lửa đó. Bây giờ con ở bên này vậy chứ có pháp thủy truyền cho con cái này kia kia nọ được chứ con về bên đó có không ? Lửa đốt không, có chịu nỗi không ? chịu, đừng có sợ. Cứ nghĩ mình tu đây, muốn làm gì làm, giữ cái hồn thôi. Những người mà xuất được lên trên là khổ lắm chứ không có phải sướng đâu, sướng là người thế gian đó. Sau cái khổ là mới thấy họ sướng và thanh nhẹ. Người có ý chí tu thấy mặt mày họ thơi thới mà người không có ý chí tu thấy mặt mầy nó nặng trược, họ ôm cái sầu muộn lo âu gì đó bất chánh nặng trược. Tu trở về đi hổng có mất.
Mình tu, cái mình đương có mà ngày nay mất đi mình mừng lắm, của mình đương có mà ngày mai tiêu hết mình mừng lắm, đó là cái trược ! Đồng tiền nó không xứng đáng sống với mình nó phải mất, mừng đi chứ đừng than : « Trời ơi tôi mất cái của tôi buồn ! » Ý tôi bị kẹt thiếu sáng. Có nhiều khi Bề Trên nhiều người nhà giàu đi tới gặp mấy ông hòa thượng tu khá, ổng đâu có mách cho làm ăn giàu đâu nhưng mà ông chỉ cho phá sản để cho nó sớm thức tâm rồi ổng mới cứu . Chỉ cho nó phá sản mà, mấy cái ông mà tu cao mở huệ chỉ cho nó phá sản thức tâm là nó mới chịu tu, muốn cứu là cứu vậy.