Động loạn là mình chỉ tự giới hạn lấy mình và thu hút ngoại cảnh, sáp nhập vô trong cái ngũ tạng ngũ kinh chúng ta rồi làm cho nó rối loạn, nó biến tới động loạn, đó, thì trong đó bàn đầu mình thích, thích ghê lắm, thích yêu, thích tiền bạc, thích của cải, thích làm giàu, sau cái thích đó mật thiết rồi, nó mới phản, nó phản lại thì trở nên động. Đó, trước khi hai người khi thương yêu thích mổi ngày không gặp mặt thì buồn, nhưng mà thương yêu, ở chung với nhau cọ sát rồi nó lại động loạn, gây gổ, cái gì mà bên ngoài chúng ta thâu thập vô nhiều và chúng ta không có cách giải quyết, sửa chữa đối với người tu thì sống trong động loạn mà không động loạn mới là tu, à tu tại thị là vậy sống động loạn mà tâm không động loạn, vì sao, vì người ta đã có cái cách như chúng ta soi hồn pháp luân thiền định là hóa giải cái trược, lưu cái thanh, cái động chẳng qua là trược nhưng mà cái trược nó xâm nhập vô cái lỗ chân lông, trong tư tưởng chúng ta thì chúng ta hóa giải liền thì nó trở về gì? Trở về thanh tịnh! Trong cái động loạn nó trở về thanh tịnh, mà trong cái động đạt được thanh tịnh mới là thật sự thanh tịnh, còn khi không nhảy ra tôi thanh tịnh thì động một chút tôi trở về động, không phải thanh tịnh, trong cái thanh tịnh nó có cái động mà trong cái động nó có thanh tịnh, cho nên chúng ta tu ở trong động, các bạn soi hồn, đó là động đó, pháp luân là động đó rồi tới thiền định nó mới tới định, bịt cái lỗ tai nó ồ ồ chạy đó, làm pháp luân nó ồ ồ ẹt ẹt đó là động nhưng mà rồi rồi nó sẽ đi tới thanh tịnh, thấy chưa? Trong cái động nó có cái tịnh mà trong cái tịnh nó có cái động là khi không chúng ta cứ lo vung bồi về tịnh mà chúng ta không hiểu rõ nguyên căn của cái động từ cái động đi tới cái định. Nếu không có động đó thì không đi tới cái tịnh, bảo đảm được, vì chúng ta ở trong động chúng ta vượt qua rồi bao nhiêu nghịch cảnh chúng ta vượt qua rồi thì nó có xuất hiện đi nữa chúng ta cũng thấy rõ, trong sự động mà chúng ta đạt dược mới là chân tịnh, chân pháp, tu tại thị là ở chỗ đó, hữu ích ở chỗ đó, còn chúng ta tu tại chùa xét ra gặp động chúng ta bị lôi cuốn luôn, cũng như sống gió bão tấp nó lôi cuốn nó kéo ra khơi luôn, thì than trời trách đất, còn cái này chúng ta luôn luôn ở trong động loạn, ở trong trược mà giải được trược thì nó đi tới thanh mà trong động mà giải được động thì nó đi tới tịnh. Động tới cực động là tịnh chứ gì nữa, cho nên các bạn bàn đầu tu rồi sau ngồi thiền soi hồn nghĩ tầm bậy tầm bạ đủ thứ hết cả đêm bao nhiêu con chuyện trong đầu óc nó xuất hiện, đó, rồi một hồi nào đó các bạn mê rồi cái quên hết, thì phải trước kia phải từ trong động không, mà bây giờ mình vừa soi hồn, vừa nhắm mắt là nó mê nó quên tất cả những chuyện đời, nó đi tới gì, đi tới chỗ tịnh, mà nhờ động mới đi tới tịnh.