PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU CHO HÀNH GIẢ THỰC HÀNH SAU 6 THÁNG

0

Hành giả có thể tham khảo thêm video

Hành giả cần thực hành Thân PhápTâm Pháp.

A -THỰC HÀNH THÂN PHÁP

            Lúc tốt nhút dề hành thiền là vào giờ tý (tức là từ 23 giờ dến 1 giờ địa phương)

            Tránh hành thiền vào giờ âm, từ 15 giờ đến 21 giờ.

            Pháp này phải tập lúc bụng trống, hoặc cách hai hay ba giờ sau bữa ăn.      

Hành giả cần phải hành thiền đúng và đều đặn (mỗi ngày) các pháp sau đây

  • Nguyện
  • Soi Hồn
  • Pháp Luân Thường Chuyển
  • Thiền Định
  • Xả Thiền

Pháp Luân Chiếu Minh tiếp tục hành như trong phần hành thiền 6 tháng đầu.

CÁCH NGỒI

Y như phần hành thiền 6 tháng đầu.

1-NGUYỆN

  • 2 Bàn tay chấp lại để trước ngực
  • Định tâm cho phẳng lặng, tập trung trí ý trên đỉnh đầu
  • Rồi dùng ý thầm niệm các câu sau đây

Nam Mô A Di Đà Phật (ý niệm câu này 3 lần)
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc chứng minh đệ tử (tên họ của mình) tu hành đắc đạo (ý niệm câu này 2 lần)
Con nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình

  • 2 tay vẫn chấp trước ngực và xá 3 cái, đầu và lưng vẫn giữ thẳng, không cúi lạy

2-PHÁP SOI HỒN

  • Từ từ đưa 2 cánh tay lên ngang vai
  • Dùng đầu 2 ngón tay cái bịt kín 2 lỗ tai (không làm quá mạnh)
  • Dùng đầu 2 ngón tay giữa chặn nhẹ lên vành khóp xương khóe mắt
  • Dùng đầu 2 ngón tay trỏ chặn nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang
  • Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay
  • Co lưỡi chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm
  • Mắt nhấm nhìn ngay trung tâm chơn mày thẳng tới trước
  • Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu
  • Hơi thở bình thường
  • Ngồi thẳng lưng

Pháp này có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày sau phần nguyện, tối đa 3 lần (sáng, trưa, tối).

Thời gian tập ít nhứt là 5 phút, nhiều nhứt là 15 phút.

Tập cho thần kinh khối óc được ổn định.

3-PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN

  • Sau phần Soi Hồn, vẫn trong tư thế ngồi thẳng lưng, từ từ hạ hai tay xuống khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi. Ðầu thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước, tập trung trên đỉnh đầu.
  • Bắt dầu tập thở ra cho hết hơi, xẹp bụng từ từ xuống. Lúc thở ra hết hơi, bụng ép sát vô.
  • Rồi từ từ hít vô. Ngay trong lúc bắt dầu hít vô, ý thầm ra lịnh:
    • Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu
  • Hít vô từ từ, đều đều, không gián đoạn, phình bụng từ từ lên căn tối đa (Hành giả đã thực hành lâu năm có hơi dài thì khi bụng căn tối đa vẫn giữ bụng căn tiếp và tục hít vô đến lúc hêt hít được).
  • Khi không còn hít được nữa, từ từ thở ra, từ từ xẹp bụng đến khi hết hơi là bụng cũng ép sát cho hơi ra hết
  • Lúc hít vô thở ra, cũng đều không động đậy tới ngực, chỉ dùng bụng thôi
  • Hơi thở vừa hết, lại bắt dầu ra lịnh bằng ý « Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu » và hít hơi vào
  • Thở ra và hít vào bằng mũi, hơi thở khoan thai, liên tục, không gián đoạn và nhịp nhàng, sâu sắc
  • Tuyệt đối không được dẫn hơi và nén hơi, thở đều đặn và liên tục
  • Mỗi lần hít thở từ 6 đến 12 vòng hơi thở như vậy là đủ. Hít vô và thở ra là một hơi.

4-THIỀN ĐỊNH

  • Cách ngồi và để tay như lúc Pháp Luân Thường Chuyển
  • Vẫn co lưỡi, răng kề răng, mắt nhấm lại, và ý nhìn từ giữa trung tâm chân mày tới trước
  • Tập trung trí ý lên đỉnh đầu, ý thầm nguyện « Xuất hồn lên đảnh lễ Phật», chỉ chú tâm lên  xoáy óc một chút thôi
  • Rồi sau đó, nhìn thẳng giữa trung tâm 2 chân mày, lâu chừng nào tốt chừng náy
  • Ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng, ý chí dỗ cho ngủ
  • Ngồi càng lâu càng tốt

Khi thiên định, ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm « Nam Mô A Di Đà Phật » ngay trung tim bộ đầu.

5-XẢ THIỀN

  • 2 tay từ từ đưa lên trên đầu, 2 lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu, để hồi điển trở lại bản thể
  • Vuốt vòng từ đầu xuống theo vành tai, vuốt trái tai xuống
  • Vuốt mặt như vậy 3 lần
  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần
  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần
  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần

  • Bóp và vuốt tay từ bả vai xuống cánh tay, đến cổ tay, nắm và vuốt ra (3 lần)
  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, bóp tay bên kia 3 lần

  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, dùng 2 bàn tay vuốt và bóp từ hán xuống đùi tới bàn chân
  • Tới bàn chân dùng ngón tay cái bấm huyệt tê nơi ngón chân cái, và bẻ quập xuống
  • Bóp chân 3 lần
  • Chà sát 2 bàn tay với nhau cho nóng, bóp chân kia 3 lần
  • Chà mạnh 2 lòng bàn chân vào nhâu 50 lần

B -THỰC HÀNH TÂM PHÁP

NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Tập trung dung ý trì niệm Nam Mô A Di Đà Phật với chấn động lực chuyển chạy về các luân xa tương ứng của mỗi chữ trong 6 tháng đầu hay cho đến khi nào cảm thấy có điển chạy trên bộ đầu hay ở trung tâm hai chân mày. Sau đó thì tập niệm trên đỉnh đầu.

  • Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm và từ điểm trung tâm chân mày nhìn thẳng tới trước.
  • Hơi thở bình thường
  • Dùng ý niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên đỉnh đầu

Cách Luyện

  • Mỗi ngày, khi đi làm về hay những lúc rảnh rỗi tìm một chỗ thanh tịnh, êm ả, ngồi niệm Nam Mô A Di Đà Phật
  • Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm
  • Nhắm mắt và từ điểm trung tâm chân mày ý nhìn thẳng tới trước
  • Hơi thở bình thường
  • Dùng ý niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật, lúc ban đầu tập trung ở trung tim chân mày và lâu ngày điển từ từ tập trung lên giữa trán và lên đỉnh đầu
  • Niệm rất chậm như tiếng ngân của chuông chùa, trong nhàn hạ, quân bình
  • Ý chuyển bắt Lục Căn Lục Trần, vạn linh đồng Niệm Phật “Các người phải niệm như tôi  (chủ nhân ông hay chủ nhân bà)“
  • Mở băng Thầy niệm Phật để cho Lục Căn Lục Trần bắt chước nghe theo Niệm Phật
  • Tâm tưởng đến Đấng Di Đà hay vị Phật nào cũng được
  • Bắt đầu tập Niệm Phật 5 phút, 10 phút rồi khi thấy không còn bị tạp niệm thì tăng thời gian lên một chút. Khi tăng lên được rồi cố gắng giữ thời gian Niệm đó không cho giảm.
  • Không nên tăng quá nhiều một lúc sẽ bị phản động lực rồi giảm lại.

Tài liệu tham khảo thêm   

 

 

 

 

Share.

Leave A Reply